Tour du lịch Cao Bằng

Giới thiệu chung

Cao Bằng sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa giá trị như khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích chiến dịch biên giới Đông Khê. Thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thăng Hen; khu rừng sinh thái đặc dụng Phja Oắc-Phja Đén…Với sự đa dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên và một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, Cao Bằng là một trong những địa điểm du lịch các bạn nên khám phá.

Các tour du lịch Cao Bằng được ưa chuộng nhất năm 2020

No data was found
Cây đa Tân Trào
Giá: 1.750.000
ATK-dinh-hoa
Giá: 3.640.000
ATK ĐỊNH HÓA – HỒ BA BỂ – THÁC BẢN GIỐC – PẮC BÓ – TAM THANH – NHỊ THANH (4N3Đ)
Giá: 4.100.000
HỒ BA BỂ – THÁC BẢN GIỐC (3N2Đ)
Giá: 2.750.000

Khí hậu Cao Bằng chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô khéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nếu các bạn có ý định du lịch thác Bản Giốc thì nên đi vào khoảng tháng 8-9, lúc này thác nhiều nước sẽ rất đẹp.iang

 Nếu thích đi Cao Bằng ngắm hoa, các bạn có thể đi vào tầm cuối năm khoảng tháng 11, lúc này là mùa hoa Tam Giác Mạch (tương đương với mùa hoa Tam Giác Mạch ở Hà Giang)

Nếu thích ngắm băng tuyết, các bạn nên đi vào mùa đông (cuối năm trước đến khoảng đầu năm sau), thời điểm này ở phía rừng Pia Oắc nhiệt độ hạ thấp nên rất có thể xảy ra hiện tượng này. Kết hợp thêm với lịch trình từ Cao Bằng sang Lạng Sơn (theo đường Thất Khê) các bạn có thể kết hợp thêm du lịch Mẫu Sơn, nơi mà hầu như mùa đông năm nào cũng có băng hoặc tuyết.

Tạo hoá đã ban tặng cho Cao Bằng nhiều núi cao, sông hồ, thác nước và những cánh rừng nguyên sinh tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, mang đậm nét hoang sơ rất thích hợp với du lịch ngoạn cảnh, nghỉ ngơi. Cao Bằng cũng chính là cái nôi của Cách mạng Việt Nam

Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó

Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt – Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc 108. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong nhiều năm tháng của những năm 1941 – 1945. Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện về chính trị và quân sự cho các cán bộ cách mạng tỉnh Cao Bằng, dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt, soạn thảo và xuất bản các tài liệu cách mạng: Lịch sử nước ta, Địa dư Bắc Kỳ, Địa dư Cao Bằng; tài liệu huấn luyện quân sự: Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích Nga, Kinh nghiệm du kích Tàu…

Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, Khu di tích lịch sử Pác Bó trở thành một trong những khu di tích quan trọng của cả nước về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Sau khi Bác mất năm 1969, để tỏ òng thành kính đối với công lao vĩ đại của Bác và để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của Khu di tích, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư, tôn tạo Khu di tích để phục vụ khách tham quan. Tháng 2 /1971, Nhà bảo tàng Pác Bó được khánh thành và mở cửa phục vụ khách tham quan, nghiên cứu. Ngày 21/02/1975, Khu di tích Pác Bó đã được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử cách mạng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng Khu di tích vẫn luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước. Khu di tích Pác Bó vẫn duy trì hoạt động, công tác bảo tồn và phát huy tác dụng ngày càng được quan tâm, lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan khu di tích ngày càng đông…

Suối Lê Nin

Suối Lê-nin nằm trong quần thể di tích lịch sử Pác Bó. Mang ý nghĩa lịch sử cách mạng, suối Lê-nin dường như không dành được sự quan tâm quá nhiều của các bạn trẻ vốn đang say mê hướng về những địa danh nổi tiếng đậm chất phiêu lưu. Tuy nhiên, dòng suối nguồn như một viên ngọc với một màu xanh rất lạ, vẻ đẹp thiên nhiên trời phú tuyệt đẹp giữa núi rừng Đông Bắc, nơi địa đầu của tổ quốc, sẽ khiến cho dân xê dịch thích sự thanh bình và êm ả.

Men theo dòng chảy của suối Lê-nin, bạn có thể thăm quan các di tích trong quần thể di tích lịch sử của Pác Bó như: hang Cốc Bó – nơi Bác Hồ đã sống và làm việc, hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, núi Các Mác, suối Nậm, lán Khuổi Nặm, bàn đá nơi diễn ra những cuộc bàn bạc cách mạng năm xưa… Tất cả gắn kết với nhau tạo thành một bức tranh thủy mặc đầy chất thơ, khiến con người ta phải lưu luyến. Sự bình yên dường như sẽ khiến cho du khách muốn sống ở nơi đây, hài lòng với cuộc sống tự tại giữa thiên nhiên, không còn chút vướng bận, yên bình mà vui vẻ.

Hang Cốc Bó

Hang Cốc Bó (trong tiếng Nùng, Cốc Bó có nghĩa là “đầu nguồn”) là một hang đá nằm bên sườn núi Các Mác, ở gần chỗ dòng nước chảy ngầm ra từ trong núi thành suối Lê Nin địa thế hiểm trở. Hang ăn thông ra một con đường kín dẫn sang bên kia biên giới, có thể rút lui an toàn khi bị lộ… Trước năm 1979 hang rộng khoảng 15m³. Bác Hồ từng ghi lại trên vách đá dòng chữ: “Ngày 8 tháng 2 năm 1941”, ghi lại ngày Bác đến ở trong hang này. Trong lòng hang tối tăm, ẩm tấp, nhỏ hẹp và lạnh, nằm sâu trong khe núi, thời đó không mấy ai để ý tới.

Trong hang còn lại chiếc “giường: Bác nằm nghỉ và cũng là chỗ làm việc của Bác. Đó là tấm ván cũ, đã nức nẻ. Sâu bên trong là tượng Các Mác bằng thạch nhũ mà năm xưa Bác Hồ đã đặt tên…Trong chiến tranh biên giới năm 1979, quân Trung Quốc đã cho nổ mìn phá hoại hang Cốc Pó. Ngày nay, hang Cốc Pó được khôi phục một phần để phục vụ khách tham quan du lịch.

Núi Các Mác

Tên ngọn núi trước cửa hang được Bác đặt tên theo nhà tư tưởng vĩ đại Các Mác, cùng với suối Lê Nin, đây là 2 nhà tư tưởng đã có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp hoạt động của Bác.

Cột mốc 108

Nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt – Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.

Lán Khuổi Nặm

Lán Khuổi Nặm cách hang Pác Bó khoảng một cây số. Đường quanh co men theo chân núi, càng đi càng dốc lên. Được biết, đường vào lán xưa kia chỉ là một lối mòn cheo leo, nay được mở rộng hơn và lát đá cho tiện đi lại. Còn khe núi trên đường vào lán ngày trước rậm rạp um tùm giờ là những thửa ruộng bậc thang tiếp nối nhau chạy ngược đến tận phía rừng xa.

Đây là nơi Bác ở lâu nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho Bác, các đồng chí cán bộ đã làm thêm cho Người hai lán nữa (lán Khuổi Nặm II và III). Lán Khuổi Nặm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nặm qua mốc 109 sang Trung Quốc an toàn. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng 12m2. Lán hiện nay mới được trùng tu lại trong khoảng thời gian gần đây.

Bánh coóng phù (Bánh trôi)

Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Những viên coóng phù thường có màu trắng tinh, nhiều người trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa để tạo thêm màu sắc mới lạ, vị và mùi thơm khác nhau. Hoàn toàn không có chất tạo màu tạo mùi hóa học.

Bánh cuốn

Bánh cuốn không là món ăn xa lạ với người miền Bắc nhưng người dân Cao Bằng có cách ‘thưởng’ bánh rất riêng, độc đáo so với tất cả các vùng miền khác.

Để chế biến được những chiếc bánh cuốn dẻo thơm, người ta cần đồ nghề là một chiếc nồi gang to, một chiếc khuôn hình tròn vừa với miệng nồi làm bằng cật tre già, bọc vải trắng thật căng và một thanh tre gọt mỏng để lấy bánh ra khỏi khuôn.

Bánh cuốn ngon phụ thuộc vào chất lượng gạo. Gạo làm bánh là gạo tẻ được trồng ở Cao Bằng, trắng, hạt đều, dẻo thơm và dai. Gạo dẻo quá hay khô quá đều khó lòng làm nên thứ bột tráng bánh trắng mịn, thơm tho.

Khâu lựa gạo, ngâm gạo đều được người làm bánh chuẩn bị sẵn sàng từ trước nhưng thông thường để kịp buổi chợ sáng, các chủ quán thường dậy bắt đầu công việc chế biến từ 4-5 giờ sáng.

Gạo được ngâm, vo sạch rồi đem xay ướt; trước đây, phải xay bằng cối đá, xay tay nhưng hiện nay phần lớn là xay bằng máy. Bột nước xay xong phải sánh, dẻo, không được đặc quá và cũng không loãng đảm bảo bánh vừa dai và mềm. Bánh cuốn không tráng trước, chờ khi nào khách gọi, người chủ mới nhanh tay tráng bột, cuốn bánh nhưng các nguyên liệu như trứng gà, thịt băm thì có thể xào sẵn trước để thêm vào nhân bánh.

Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt nhất ở nước dùng. Không như người Hà Nội, Hà Nam chấm bánh vào nước mắm gia giảm chua ngọt, người Cao Bằng nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào. Cũng bởi lẽ đó nên nhiều người cũng gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh cuốn canh, để phân biệt với loại bánh cuốn chấm nước mắm của người miền xuôi. Nước canh ninh từ xương lợn từ tối hôm trước, nên khi chan ra bát là thấy rõ hương tủy xương thơm lựng, ngọt lịm. Mỗi bát nước dùng lại được thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành hoa mỡ màng mà mướt mát.

Ngon và hấp dẫn hơn cả là bánh cuốn trứng, khi bánh đang trên khuôn, người tráng đập quả trứng gà vào giữa khuôn bánh rồi đậy vung lại, bánh chín cuộn bọc lấy lòng đỏ trứng gà, vuông vắn trên khuôn, dùng muôi lấy vào bát cho khách. Khi ăn, thực khách cảm nhận vị ngọt xương hầm hòa quyện với hương vị hành, vị thơm của thịt phi hành, vị dai của bánh trong nước dùng. Nhiều du khách phương xa lần đầu tiên ăn bánh cuốn với canh cảm thấy thật lạ lẫm nhưng khi thưởng thức ai cũng khen ngon bởi vị đậm đà, tinh tế khác xa so với nơi khác.

Bánh áp chao

Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè. Bánh có vẻ bề ngoài khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường. Người Cao Bằng gọi đó là bánh áp chao, hay còn gọi là bánh vịt chao.

Nguyên liệu nào để làm nên bánh áp chao không quá cầu kì, chỉ bao gồm bột gạo nếp, bột gạo tẻ và nhân thịt vịt nhưng đó lại là một nét ẩm thực đặc trưng rất riêng của vùng Đông Bắc.

Vỏ bánh là hỗn hợp của gạo nếp, gạo tẻ và đỗ tương. Loại gạo được chọn là loại gạo mới thu hoạch, hạt mẩy, được trộn lẫn cùng nhau, ngâm kỹ trong khoảng nửa ngày cho gạo nở mềm mới đem xay thành bột. Người ta cũng chọn đỗ tương Quảng Uyên hạt vừa phải, lòng vàng trộn cùng bột gạo để tạo ra hỗn hợp bột đặc sánh, đảm bảo độ mềm dẻo và thơm ngon.

Cao Bằng có địa hình tương đối phức tạp. Hệ thống giao thông hiện nay chỉ có đường bộ, gồm bốn tuyến quốc lộ: 3, 4A, 34 và 4C trong đó có quốc lộ 3 và quốc lộ 4 đã được cải tạo, nâng cấp. Đến nay, hệ thống giao thông tạm đáp ứng tốt các nhu cầu vận tải hành khách.

Phương tiện cá nhân

Nếu sử dụng phương tiện xe máy hoặc ô tô cá nhân đi phượt Cao Bằng, các bạn có thể nghiên cứu một trong 3 phương án mà Cùng Phượt gợi ý dưới đây:

  • Đi từ Hà Nội theo hướng Quốc lộ 3 qua Thái Nguyên, Bắc Kạn. Đi đường này các bạn có thể kết hợp du lịch Thái Nguyên hoặc du lịch Bắc Kạn, đặc biệt là có thể kết hợp đi du lịch Hồ Ba Bể.
  • Đi từ Hà Nội theo hướng Quốc lộ 4 đi Lạng Sơn, kết hợp ghé qua du lịch Mẫu Sơn rồi đi theo hướng Đông Khê, Thất Khê để sang Cao Bằng.
  • Nếu các bạn đi phượt Hà Giang bằng xe máy từ Hà Nội, khi về các bạn có thể đi theo hướng Đồng Văn sang Mèo Vạc, đi qua Bảo Lâm, Bảo Lạc, Tĩnh Túc (Nguyên Bình) rồi rẽ về phía Bắc Kạn, tạt qua khu du lịch Hồ Ba Bể rồi mới về Hà Nội.

 

Phương tiện công cộng

Nếu không muốn chạy xe máy, từ Hà Nội các bạn có thể đi xe khách giường nằm tới Cao Bằng, xe chạy hàng ngày tại bến xe Mỹ Đình và mất khoảng 8h để lên tới Tp Cao Bằng. Tại đây các bạn có thể thuê xe máy để tiếp tục khám phá Cao Bằng

Tính đến tháng 3/2016, toàn tỉnh Cao Bằng có 176 cơ sở lưu trú du lịch với 2361 phòng nghỉ, trong đó có 10 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao, 27 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao. Do lượng khách đến du lịch Cao Bằng luôn tăng theo hàng năm nên đến nay, về cơ bản hệ thống khách sạn nhà nghỉ trên địa bàn Cao Bằng vẫn luôn được mở rộng và nâng cấp nhằm đáp ứng tốt hơn nữa.