Tour du lịch đà lạt

Giới thiệu chung

Đà Lạt từ lâu đã là một thành phố du lịch nổi tiếng. Khí hậu mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp thành phố mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Sau một thời gian trầm lắng của thập niên 1980, du lịch Đà Lạt thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây. Được ví như một tiểu Paris, Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Không gian này tuy vậy đã phần nào bị mất đi cái chất Pháp trong các kiến trúc biệt thự thiếu chăm sóc hay bị sửa đổi không phù hợp. Du lịch tuy là một thế mạnh song cũng là yếu tố làm thay đổi Đà Lạt theo hướng đô thị hóa.

Tour du lịch đà lạt được ưa chuộng nhất năm 2020

Giá: 480.000đ
Giá: 190.000đ
Giá: 4.030.000đ
Giá: 3.950.000đ
Giá: 3.800.000đ
Giá: 420.000đ

Thực ra, Đà Lạt mùa nào cũng có một vẻ đẹp riêng, bạn có thể đến để khám phá Đà Lạt bất cứ mùa nào phù hợp nhất với điều kiện của bạn. Đôi khi, một chuyến đi không quá quan trọng đi đâu hay đi vào mùa nào, mà là bạn đi với ai. Tuy vậy, chúng ta vẫn cứ cùng xem Đà Lạt sẽ có gì khác nhau vào các thời điểm trong năm nhé.

  • Cuối tháng 10, đầu tháng 11 là mùa hoa dã quỳ, khi những bông dã quỳhoang dại nở, Đà Lạt như trở nên có sức quyến rũ hơn bao giờ hết.
  • Cuối tháng 1, đầu tháng 2 mai anh đào, một loài hoa đặc trưng cho mùa xuân Đà Lạt thường nở. Tuy nhiên trong vài năm gần đây do thời tiết đảo lộn nên mai anh đào hay ra hoa thất thường. Tốt nhất các bạn nên theo dõi thông tin thường xuyên qua Facebook, các trang tin du lịch để có thông tin chính xác nhất.
  • Khoảng thời gian tháng 3-4 là mùa của phượng tím, đặc sản của Thành phố ngàn hoa.

Theo gợi ý của Cùng Phượt, các bạn có thể sắp xếp du lịch Đà Lạt vào khoảng thời gian cuối năm (tầm mùa thu) bởi lúc này mùa mưa đã kết thúc, thời tiết hơi se lạnh và khô, khá thích hợp để khám phá Đà Lạt.

Quảng trường Lâm Viên

Quảng trường Lâm Viên tọa lạc giữa “trái tim” của thành phố hoa, hướng ra hồ Xuân Hương với tổng diện tích lên đến 72.000 m². Không chỉ nổi bật với không gian rộng, thoáng mà Quảng trường Lâm Viên còn ấn tượng với công trình nghệ thuật khổng lồ với khối bông hoa dã quỳ và khối nụ hoa được thiết kế bằng kính màu lạ mắt.

Là một trong những địa điểm được giới trẻ “săn đón” nhiều nhất vào đầu năm 2020. Công trình Quảng trường Lâm Viên Đà Lạt hút hồn bởi những kiến trúc cực chất, lạ để bạn thỏa sức thể hiện phong cách riêng chính mình.

Chợ Đà Lạt

Chợ Đà Lạt là một trung tâm thương mại của thành phố Đà Lạt tọa lạc trên trục đường chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai và được xem là “con tim của thành phố Đà Lạt”. Không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán, chợ còn là điểm thu hút khách tham khi đến thành phố Đà Lạt. Năm 2011, Chợ Đà Lạt mới được xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2018-2019.

Chợ Âm Phủ là một trung tâm buôn bán của Đà Lạt, họp từ 7 – 8 giờ tối kéo dài cho đến tận 3 – 4 giờ sáng, khách đến không phân biệt sang hèn, từ những tay chạy xe thồ thức khuya đón khách, người lao công quét đường vừa xong việc, những nhạc công, ca sĩ vừa rời quán bar, vũ trường, đến những cô cậu sinh viên ít tiền lãng mạn, thích lang thang, hay khách du lịch muốn thưởng thức hương vị đêm Đà Lạt.

Chú ý: Chỗ này các bạn chỉ đi chơi cho biết thôi, chứ cũng không có gì đặc sắc. Các món ăn cũng không phải là ngon, cũng không đặc sắc cho lắm.

Vườn hoa Đà Lạt

Công viên hoa Đà Lạt hay còn được gọi là vườn hoa Đà Lạt là một công viên hoa với hơn 300 loài hoa khác nhau được trồng để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Vườn hoa Đà Lạt tọa lạc ở số 2 đường Trần Nhân Tông, thành phố Đà Lạt. Bên cạnh công viên hoa Đà Lạt là đồi cù thơ mộng cùng hồ Xuân Hương trầm tư, tĩnh lặng. Toàn bộ diện tích của vườn hoa thành phố Đà Lạt là 7000 mét vuông và được chia thành nhiều khu vực khác nhau bao gồm khu triễn lãm các loài hoa, khu ươm trồng, khu nhà kính, khu vườn tượng, khu giải trí…

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường Grand Lycée Yersin) là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de DalatLycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp. Hiện nay các tấm ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa. Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch. Bên trên tháp chuông cũng không còn chuông do có lẽ đã bị tháo dỡ trong thời chế độ cũ.

Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 – 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).

Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới nước đáy hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu
(Hàn Mặc Tử)

Hồ là con tim của thành phố Đà Lạt và là một trong những thành phố hiếm hoi có hồ nằm ngay trung tâm. Hồ là địa danh nổi tiếng và còn là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc cho Đà Lạt. Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với hồ Xuân Hương là Thuỷ Tạ. Thời Pháp thuộc có tên là “La Grenouillère” (đầm ếch). Không hiểu vì sao lại có tên này? Nhưng nhìn qua cấu trúc thì thấy có tháp để nhảy xuống nước như ở hồ bơi. Tên gọi Hán Việt “Thuỷ Tạ” có khi còn hiểu là “Thuỷ toạ”, có nghĩa là một kiến trúc nằm trên nước.

Hồ Than Thở

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương. Đến thăm nơi đây, bạn sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy.

Sở dĩ nổi tiếng là vì hồ nằm gần trường Võ bị quốc gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân) và gắn liền với một thời hoàng kim của trường vào thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Cứ ngày nghỉ, lễ, chủ nhật là gia đình của các học viên và người yêu kéo đến gặp nhau vui chơi ở đây. Và cho đến nay vẫn còn câu chuyện Thảo – Tâm cùng ngôi mộ của người con gái xấu số tên Thảo lạnh lẽo ở Đồi thông 2 mộ (từ ngoài vào phía tay trái khu du lịch).

Hồ Than Thở nằm trên đồi cao giữa một rừng thông tĩnh mịch. Cảnh vật quanh hồ nên thơ, mặt nước hồ luôn phẳng lặng trầm ngâm. Con đường đất ven hồ như mất hút xa xa. Tại đây dường như chỉ còn nghe vi vút tiếng gió nhẹ, tiếng thông reo như thở than, như nức nở. Có một đôi cây thông yêu nhau rất lạ ở phía bắc của hồ tạo thành một đôi “tình nhân” thông quấn quýt bên nhau không rời và du khách có thể đến đó chụp hình lưu niệm. Đồi thông ở hồ Than Thở dường như cũng đẹp hơn các nơi khác vì thông thưa hơn, cao đều hơn nên khi ánh nắng mặt trời rọi xuống ngả bóng trên thảm cỏ rất đẹp.

Hồ Tuyền Lâm

Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, hồ Tuyền Lâm đã được cải tạo thành điểm nghỉ mát lý tưởng của vùng cao. Hồ nằm cách Ðà Lạt 5km, gọn gàng giữa rừng thông mênh mông và dòng suối tía huyền thoại. Mùa khô ở vùng này kéo dài 6 tháng, không một hạt mưa, nhưng lòng hồ vẫn đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, hiếm khi có sóng lớn. Rừng thông ba lá phủ kín những ngọn núi, quả đồi quanh đó, trải ngút ngàn tầm mắt. Tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng lạ kỳ. Ai đến thăm Ðà Lạt cũng ghé Thiền viện Trúc Lâm để từ trên đỉnh núi Phượng Hoàng phóng tầm mắt về phía đông nam, chiêm ngưỡng thắng cảnh nổi tiếng được tạo bởi bàn tay con người này.

Thác Cam Ly

Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn gốc từ tiếng K’Ho. Khi dòng Cẩm Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của một bộ tộc người Lạt, vị tù trưởng người K’ Ho của tộc Lạt đó có tên K’ Mly nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối nước của họ để ghi nhớ công lao của chủ làng đã cai quản buôn làng tươi đẹp. Và lâu ngày người ta đọc thành Cam Ly. Bên cạnh đó, có một giả thiết cho rằng Cam Ly xuất phát từ gốc Hán- Việt (cam là ngọt và ly là thấm vào). Có nghĩa rằng Cam Ly là biểu tượng của một dòng suối có nước ngọt từng làm đắm say lòng khách lãng du.Thác Cam Ly trước đây còn gắn với một khu rừng thông bên cạnh, được mang tên “rừng ái ân” (boie d’ramour) nhưng ngày nay khu rừng ấy không còn nữa. Dòng thác thiếu nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước chảy cuồn cuộn, từng khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội.

Dòng chảy thác Cam Ly cao khoảng 10m, tuy không cao nhưng dòng nước vẫn mang nét mạnh mẽ và cũng không kém dịu dàng. Đây là ngọn thác đi vào rất nhiều thơ văn và bài hát. Thác là một trong những biểu tượng không thể thiếu của thành phố sương mù giống như Hồ Xuân Hương hay Hồ Than Thở. Song đáng buồn là hiện nay thác Cam Ly bị ô nhiễm nặng do rác thải từ thượng nguồn dồn về. Nhiều du khách tận mắt chứng kiến vô cùng tiếc nuối, mong rằng một ngày nào đó lại được nhìn ngắm thác Cam Ly hùng vĩ, tinh khiết như xưa.

Thác Hang Cọp

Chú ý: Thác cao nguy hiểm, tháng 2/2017 một du khách nước ngoài và một hướng dẫn viên Việt Nam đã tử nạn tại đây khi tham gia tour leo thác mạo hiểm.

Thác Hang Cọp cách thành phố Đà Lạt 15 km về hướng Đông, thuộc ấp Túy Sơn, xã Xuân Thọ. Thác nằm giữa khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác chừng 50 m, dài hơn 500 m, trên đường từ Đà Lạt về Dran (Đơn Dương). Thác Hang Cọp có nhiều tên gọi khác như: thác Ông Cọp, thác Ông Thuận, thác Đạ Sar, thác Thiên Thai, thác Long Nhân…

Thác Prenn

Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời kỳ xa xăm vào khoảng thế kỷ 15 – 17, khi vùng núi đồi nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là “vùng xâm lăng”, còn các dân tộc bản địa như Lat, Chil, Sré lại gọi kẻ xâm lăng là “người Prenn”.

Từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường 20 lên Ðà Lạt phải qua đèo Prenn dài 10km. Đến chân đèo, đi khoảng 100m du khách sẽ được tận hưởng sự êm dịu và duyên dáng của một bức màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10m xuống một thung lũng nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và đồi thông.

Đặc biệt với hệ thống cáp treo, các bạn có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên…

Thác Datanla

Cách trung tâm Đà Lạt 5km, nằm khoảng giữa đèo Prenn. Từ quốc lộ 20 rẽ xuống dốc khoảng 300m là tới một thung lũng nhỏ, các bạn  sẽ gặp thác Datanla với cảnh trí đầy hấp dẫn và đậm nét hoang sơ.

Được đưa vào khai thác từ năm 2000, thác Datanla với dòng nước trong veo chảy qua 7 tầng núi đá rồi dội xuống những phiến đá lớn, tung bọt trắng xóa. Đến đây, ngoài ngắm thác, các bạn còn có cơ hội tham gia các trò chơi mạo hiểm “độc” như trèo thác, vượt thác… Thác Datanla có những tảng đá nhẵn bóng thật đẹp, tương truyền xưa kia các tiên nữ trên thượng giới thường ghé lại nô đùa tắm suối nên khu vực này còn được gọi là Suối Tiên. Đi xa xuống phía dưới, có một hẻm vực sâu hun hút được gọi là vực Tử Thần. Đây là một nơi khá nguy hiểm, rất dễ xảy ra tai nạn nếu không được các đơn vị chuyên nghiệp với những trang thiết bị bảo đảm an toàn tổ chức thám hiểm.

Nhà thờ

Nhà thờ Con Gà

Nhà thờ chính tòa Ðà Lạt (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari, còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn) là một nhà thờ công giáo ở Việt Nam. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú (gần khách sạn Novotel) thành phố Đà Lạt.

Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú, có thiết kế theo kiểu mẫu của các nhà thờ Công giáo Roma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman. Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông, bạn có thể nhìn thấy toàn thành phố. Cửa chính nhà thờ hướng về núi Langbiang.

Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ.

Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột, mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.

Các dinh thự

Dinh I

Nằm cách trung tâm Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông-Nam, trên một ngọn đồi thơ mộng có độ cao 1.550m với những rừng thông bao quanh. Dinh 1 là một công trình kiến trúc độc đáo trong dáng vẻ cổ kính, uy nghi và tao nhã khiến ai đã một lần đến đây đều phải trầm trồ cảm thán. Nguyên đây là nhà của một viên chức người Pháp tên Robert Clément Bourgery – thấy nơi đây khá đẹp lại yên tĩnh nên chính phủ Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng đã mua lại từ tháng 8-1949 và sửa sang toàn bộ dinh cơ này.

Khi xây dựng Dinh người ta phát hiện ra một đường hầm bí mật, nhưng vua Bảo Đại đã chỉ thị dấu kín. Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh 1 thông ra tận Dinh 2, dài gần 4km với các nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18, 26 … Trần Hưng Đạo – người Nhật đã đào từ trước khi đảo chánh Pháp với ý đồ bắt sống các sĩ quan Pháp trong Dinh Toàn Quyền cũng như ở các biệt thự xung quanh.

Dinh II

Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10. Tọa lạc trên một ngọn đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam. Dinh 2 được xây dựng từ năm 1933 là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng. Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương cách xa chừng 1km thấp thoáng qua những tán lá thông.

Dinh III (Dinh Bảo Đại)

Đây là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam.

Do một may mắn của lịch sử, Biệt điện Quốc trưởng còn được bảo tồn gần như nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc căn phòng làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bản thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định, phòng của hoàng hậu Nam Phương, hoàng tử Bửu Long. Phương Mai công chúa, hình ảnh gia đình và những vật dụng thường ngày…tất cả đều như mới hôm qua một chút gì đó se sắt chạnh lòng gợi nhớ một thuở vàng son nay đã không còn.

Ga Đà Lạt

Ga Đà Lạt là nhà ga tàu hỏa của thành phố Đà Lạt. Đây được xem là nhà ga cổ kính nhất Việt Nam và Đông Dương. Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang-Đà Lạt dài 84 km. Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo, có ba mái hình chóp, là cách điệu ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên. Nhà ga đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nhà ga hiện đang là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt. Tuyến đường sắt duy nhất hiện nay nhà ga còn phục vụ chính là tuyến Thành Phố Đà Lạt – Trại Mát dài 7km đưa du khách đến với Trại Mát và chùa Linh Phước.

Ga Trại Mát

Từ trung tâm thành phố chỉ mất khoảng 30 phút chạy xe là đến Trại Mát – một khu ngoại ô vùng ven phố núi Đà Lạt. Đường đi không khó, bạn chỉ cần chạy thẳng theo đường Trần Hưng Đạo, đường Hùng Vương và ngắm nhìn những rặng thông, những ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp nằm khiêm nhường hai bên đường.

Đặc biệt Trại Mát cũng là điểm đến duy nhất trong tuyến xe lửa kiểu cổ ở Đà Lạt đang hoạt động phục vụ du khách trong và ngoài nước. Nhà ga Trại Mát được thiết kế mô phỏng hình ảnh của đỉnh Lang Biang huyền thoại khiến nhiều du khách rất thích thú. Thỉnh thoảng loạt tiếng vang vọng của những chuyến xe lửa từ Đà Lạt cập ga Trại Mát khiến không gian như bừng tỉnh và phá vỡ giây phút bình yên vốn có.

Thung lũng Tình Yêu

Thung lũng Tình yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía bắc. Đó là nơi đập Đa Thiện quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành hồ Đa Thiện trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh. Vào những năm 30, toàn quyền Đông Dương và các cặp tình nhân người Pháp thường chọn khung cảnh này cho những buổi hẹn hò, rồi đặt tên là Vallée d’Amour. Đến thời vua Bảo Đại, vùng này được gọi là Thung lũng Hòa Bình, đến năm 1953, ông Nguyễn Vỹ – Chủ tịch Hội đồng thị xã Đà Lạt lúc bấy giờ – đã đề xuất đổi tên thành Thung lũng tình yêu.

Vườn dâu tây

Dâu tây là một trong những đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt. Giờ đây, đến với thành phố hoa, ngoài đến những điểm du lịch đã quá quen thuộc, bạn đừng bỏ qua chuyến tham quan tới các vườn dâu tây để trực tiếp tham quan, hái dâu và ăn dâu ngay tại vườn.

Dâu tây Đà Lạt thường bắt đầu vào mùa từ tháng mười một trở đi kéo dài đến cuối tháng tư  hàng năm, và thời điểm đầu tháng mười một trở đi thì do dâu mới đầu mùa nên thường giá cả vẫn còn khá cao do ảnh hưởng của mùa mưa nên sản lượng thu được cũng không nhiều như khi vào giữa mùa.Dâu Đà Lạt có rộ nhất vào tầm tháng một và tháng hai đến tháng ba dương lịch và đỉnh điểm của mùa dâu rộ vào ngay tết nguyên đán hàng năm

Chú ý: Thường khi đến Đà Lạt các bạn sẽ được rất nhiều “cò” chạy theo đưa card visit mời chào đi thăm vườn dâu. Các bạn tuyệt đối không nên tin và tốt nhất là cũng không nên cầm những card đó làm gì, những người này thường sẽ dẫn bạn đến những cửa hàng bán đồ đặc sản, yêu cầu mua đồ mới được dẫn đi xem vườn dâu, đây là một hình thức lừa đảo mà rất nhiều người không biết mắc lừa.

Do đặc điểm địa hình, giao thông Đà Lạt chỉ gồm đường bộ, đường sắt và đường không, nhưng hiện nay chỉ giao thông đường bộ và đường không thực sự hoạt động. Tuyến đường quan trọng nhất nối Đà Lạt với các thành phố khác là quốc lộ 20.

Phương tiện công cộng

Đường bộ

Từ Sài Gòn hàng ngày có rất nhiều tuyến xe khách chất lượng cao đi Đà Lạt, kể từ sau khi quốc lộ 20 được nâng cấp, thời gian di chuyển đến Đà Lạt đã được rút xuống còn khoảng 5-6h.

Đường không

Giao thông hàng không của Đà Lạt được thực hiện từ sân bay quốc tế Liên Khương cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía nam, nằm cạnh quốc lộ 20, thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Hiện cả 3 hãng hàng không tại Việt Nam đều có các đường bay trực tiếp tới đây, tùy vào từng thời điểm trong năm các bạn có thể đầu tư thời gian để săn vé máy bay giá rẻ tới Đà Lạt.

Trong nước hiện nay các bạn có thể bay tới Đà Lạt từ Hà Nội, Sài Gòn, Đà NẵngVinh và Hải Phòng. Tùy hãng bay sẽ có những đường bay tương ứng (Hà Nội và Sài Gòn thì hãng nào cũng có), các bạn có thể kiểm tra trực tiếp trên website đặt vé của hãng.

Từ sân bay Liên Khương các bạn có 2 cách để về trung tâm thành phố. Nếu đi từ 1-3 người thì đi xe bus của sân bay với giá 40k/1 người, với phương tiện taxi thì giá về đến trung tâm vào khoảng 200k, đoàn mà tầm 4 người trở lên thì chọn phương án này nhé.

Đường sắt

Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được xây dựng từ năm 1903 đến năm 1928, tới năm 1932 bắt đầu khai thác vận tải toàn tuyến. So với các tuyến đường sắt khác ở Việt Nam, tuyến Tháp Chàm – Đà Lạt độc đáo nhờ sử dụng hệ thống đường sắt răng cưa, gồm ba đoạn từ Sông Pha lên tới Đà Lạt, tổng cộng gần 16 km. Điểm cuối của tuyến đường sắt này là nhà ga Đà Lạt, xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938, một công trình kiến trúc độc đáo do hai kiến trúc sư người Pháp Révéron và Moncet thiết kế. Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được sử dụng tới năm 1972, khi chiến tranh Việt Nam trở nên khốc liệt, tuyến đường buộc phải ngừng hoạt động. Từ năm 1991, thành phố Đà Lạt cho khôi phục 7 km đường sắt từ Đà Lạt tới Trại Mát, kết hợp cùng nhà ga Đà Lạt để phục vụ du lịch. Nơi đây ngày nay trở thành một trong những điểm hấp dẫn khi du lịch Đà Lạt.

Phương tiện cá nhân

Các bạn từ Sài Gòn có thể đi tới ngã tư Dầu Giây (Đồng Nai) rồi từ đây rẽ vào Quốc lộ 20 đi Đà Lạt. Quãng đường này dài khoảng 300km tính từ trung tâm Sài Gòn. Các bạn từ Hà Nội có thể bay vào Cam Ranh rồi quay ngược về thuê xe máy tại Nha Trang, từ Nha Trang các bạn đi theo cung đường Nha Trang – Khánh Vĩnh – Đà Lạt, cung đường này sẽ đi qua đèo Khánh Lê (đèo Omega), một trong những cung đường rất đẹp nối cao nguyên Đà Lạt và thành phố biển Nha Trang

Chú ý: Giữa đèo Omega thường có chốt kiểm tra tốc độ, các bạn lên hay xuống đèo cũng cố gắng đi đúng tốc độ quy định để tránh bị phạt cũng như để luôn đảm bảo an toàn.

 Đi lại ở Đà Lạt

Xe máy

Lấy hồ Xuân Hương làm tâm, các địa điểm du lịch tại Đà Lạt đều khá gần nên phương tiện thích hợp nhất để khám phá Đà Lạt chính là xe máy. Phương tiện xe máy sẽ cơ động hơn trong việc di chuyển đến những địa điểm nhỏ mà taxi đi vào không hợp, phù hợp để bạn lượn lờ ngắm thành phố hoa, cuối cùng đây là phương tiện chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế tốt nhất cho chuyến đi của bạn

Xe đạp đôi

Xung quanh khu vực hồ Xuân Hương có nhiều địa điểm cho thuê xe đạp, với thời tiết mát mẻ việc thuê xe đạp đi quanh thành phố cũng khá thú vị, tuy nhiên chỉ dành cho những địa điểm gần gần, đi dạo quanh hồ chứ với phương tiện xe đạp chắc khó có thể di chuyển xa cũng như leo dốc.

Taxi

Đây là phương tiện phù hợp cho những gia đình có người già, trẻ em đi cùng bởi khó có thể di chuyển bằng các phương tiện xe máy hay xe đạp, khi đến Đà Lạt các bạn có thể xin số điện thoại và thuê cố định một lái xe taxi cho riêng hành trình của mình

Là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam, Đà Lạt cũng là một trong các địa phương có hệ thống cơ sở lưu trú đầy đủ nhất phục vụ du khách. Hiện toàn thành phố Đà Lạt có hàng nghìn địa điểm để du khách có thể lựa chọn nghỉ ngơi, từ những khu resort cao cấp, những khách sạn nhà nghỉ bình dân cho đến những homestay trẻ trung đầy cá tính.

Nếu là người thích nghỉ ngơi, các bạn có thể chọn những khu resort hay biệt thự ở xa trung tâm, những khu này thường vắng vẻ và yên tĩnh, rất phù hợp với những người không thích sự ồn ào. Ngược lại, nếu không quá cầu kỳ và chỉ cần một nơi lưu trú phù hợp thì hầu hết những khách sạn nhà nghỉ ở Đà Lạt đều có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn.

Homestay

Không chỉ có hàng trăm khách sạn nhà nghỉ phục vụ khách khi tới du lịch Đà Lạt, thành phố hoa còn rất nhiều các homestay theo tiêu chí ngon – bổ – rẻ mà các bạn, nhất là các bạn đi nhóm không nên bỏ qua. Ở homestay các bạn sẽ được tham gia vào một môi trường đa văn hóa, thậm chí ngôn ngữ bởi mỗi một con người trong đó lại đến từ một nơi khác nhau. Các bạn hay đi du lịch một mình thì homestay hay phòng dorm lại nên là lựa chọn đầu tiên bởi giá thành phù hợp, lại dễ dàng tìm thêm bạn để có thể khám phá Đà Lạt trong chuyến đi của mình.

Cắm trại/Ngủ lều

Đà Lạt có khí hậu tương đối mát mẻ, nhiều khu vực rộng rãi thoáng mát nên rất phù hợp cho các hoạt động cắm trại và dựng lều nghỉ ngơi, nhất là khi các bạn đi theo nhóm và có đầy đủ dụng cụ. Khá nhiều bạn thích việc ngủ lều và đón bình minh sau những rặng thông Đà Lạt đấy.

Nem Nướng Bà Hùng 

Quán nem nướng Bà Hùng rất nổi tiếng tại Đà Lạt và giờ có vài cơ sở để cho bạn lựa chọn tiện di chuyến đến thưởng thúc nhé. Còn khi mình ghé đến đây tại địa chỉ Lô D51 Khu Quy Hoạch – Hoàng Văn Thụ – Phường 4 – Đà Lạt. Món nem nướng bánh tráng cuộn ở đây rất ngon được ăn kèm với rau sống và Nem nướng Bà Hùng nổi tiếng lâu đời với một loại tương chấm làm từ đậu nành và mè đặc biệt rất ngon và khá lạ miệng. Giá 1 dĩa là 50k cũng không quá đắt đỏ bạn nhé.

Bánh Căn

Có rất nhiều nơi cũng có bán nhiều thứ bánh này nhưng đến du lịch Đà Lạt thì thưởng thức món này có hương vị vô cùng lạ nhé. Thứ bánh bình dân này là món ăn được rất nhiều bạn trẻ tìm kiếm khi đến Đà Lạt. Ở Đà Lạt, bánh căn ăn với nước chấm pha mỡ hành, thêm xíu mại và giò tạo nên hương vị hấp dẫn khó quên .Những chiếc bánh thơm giòn làm từ nguyên liệu chính là gạo cùng các bước chế biến cầu kỳ, phức tạp.. Bạn có thể tìm thấy các quán bánh căn ngon dọc đường Tăng Bạt Hổ.

Món Lẩu Gà Lá É

Chắc chắn đây là món lẩu Gà đặc sản Đà Lạt mang đến bạn một hương vị mới lạ và thú vị với món lá é. Cùng họ với hương nhu, húng quế, lá é có vị chua chua, chát chát, khi nhúng vào nồi lẩu gà ngọt lịm thì vừa bùi bùi lại the the tạo nên hương vị ấn tượng. Lẩu Gà là món ăn mà cả nước đều có nhưng món Lẩu Gà kết hợp với hương vị của Lá É thì chỉ có mỗi Đà Lạt mới có thôi nhé. Một số địa chỉ bạn tham khảo nếu muốn thưởng thức món ăn hấp dẫn này như quán Tao Ngộ đầu đường 3/4, quán 668 2B Chu Văn An. Bạn nên lưu lại 1 trong 2 địa chỉ trên để đến thưởng thức nhé.

Quán Xiên Nướng BO BỰ

Với khí hậu mát mẻ và se lạnh, đồ nướng cũng là một lựa chọn tuyệt vời khi đến Đà Lạt. Mình có thưởng thức đồ nướng chỉ 5k/1 xiên rất rẻ và ngon tại Quán BO BỰ nằm tại địa chỉ 12 Phan Đình Phùng – Đà Lạt. Quán rất nhiều các loại món nướng được găm vào xiên và tất cả các xiên này đều có giá 5k nhé. Ngoài ra ở đây cũng có nhiều loại lẩu giá rẻ cho mọi người lựa chọn đa dạng.