Tour du lịch Quảng Bình
Giới thiệu chung
Quảng Bình như một bức tranh tuyệt đẹp, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hòa, cửa bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển Đá nhảy, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đây cũng được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam.Quảng Bình có một dải dài bãi biển tuyệt đẹp với cát trắng, nước biển xanh… Nhiều di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh đẹp có động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường,… với nhiều kỳ bí, trong đó, có động Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới.
Các tour du lịch Quảng Bình được ưa chuộng nhất năm 2020
- Thời gian tour: 3 Ngày 2 Đêm
- Khởi hành từ: Hà Nội
- Thời gian tour: 5 Ngày 4 Đêm
- Khởi hành từ: Hà Nội
- Thời gian tour: 2 Ngày 1 Đêm
- Khởi hành từ: Đà Nẵng/Huế
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau trong đó mưa nhiều nhất vào khoảng từ tháng 9-11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 trong đó các tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
Thời gian thích hợp để đi Quảng Bình nhất vào khoảng tháng 4-5, thời điểm này trời không mưa quá nhiều nhưng cũng không quá nắng nóng.
Nếu thích các hoạt động dưới nước, các bạn có thể đi hẳn vào khoảng tháng 6-7 cho thích, trời nắng nóng với nhiệt độ cao thời điểm này mà được vùng vẫy trong dòng nước mát lạnh sẽ thật tuyệt.
Thời điểm cuối năm từ tháng 9-11 thường là thời gian bão bắt đầu dịch chuyển dần vào miền Trung, nếu đi du lịch Quảng Bình vào thời gian này, các bạn chú ý cần theo dõi dự báo thời tiết để đảm bảo an toàn.
Khu vực Tp Đồng Hới
Bãi biển Nhật Lệ
Nằm ngay trung tâm Tp Đồng Hới, bãi biển Nhật Lệ là bức tranh nàng tiên nữ với vẻ đẹp trữ tình lãng mạn nhất trong số dải bờ biển chạy dài ở tỉnh Quảng Bình.
Bãi biển Nhật Lệ được thiên nhiên ban tặng bãi cát trắng và nước biển trong xanh, còn mang vẻ hoang sơ. Từ lâu bãi biển Nhật Lệ nổi tiếng với một vùng trời mây, sông, nước, gió lộng khí trời, khí biển mặn mà. Biển Nhật Lệ kéo dài một màu cát trắng, những lúc trời thanh gió mát, bãi biển sạch như nệm mới, cát mịn, cứng óng ánh có thể đạp xe hay chơi bóng đá một cách thoải mái.
Bãi biển Bảo Ninh
Bãi Biển Bảo Ninh tọa lạc trên một xã là bán đảo nằm ở phía đông thành phố Đồng Hới, được nối liền với thành phố Đồng Hới bằng cây cầu Nhật Lệ xinh đẹp. Phía đông giáp với biển Đông, phía tây giáp sông Nhật Lệ, phía bắc giáp cửa biển Nhật Lệ, phía nam chạy thẳng vào tới Quảng Ninh.
Trong hành trình khám phá Đồng Hới, du khách sẽ bị cuốn hút bởi không gian yên ắng, thanh bình của vùng trời hoang sơ, dịu dàng trên bãi biển Bảo Ninh, trải dọc theo dòng sông Nhật Lệ trong khung cảnh thanh bình như một nàng tiên đang say giấc nồng. Bạn sẽ được hòa vào thiên nhiên khoáng đãng, thả hồn trong sự yên tĩnh với tiếng rì rào của gió và sóng biển, những rặng dừa xanh trĩu quả nằm sát các ngôi nhà nhỏ của làng chài Bảo Ninh, nhìn những đứa trẻ nô đùa trên bãi biển mỗi khi về chiều hay dạo quanh biển lúc sáng sớm ngắm bình minh, những đoàn thuyền cập bờ của ngư dân sau đêm dài đánh cá.
Quảng Bình Quan
Quảng Bình Quan là một cổng áng ngữ trên đường thiên lý Bắc Nam (đường Hạ) thuộc hệ thống lũy Thầy, có từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, thuộc TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Lũy Thầy (Vua Thiệu Trị của nhà Nguyễn đi qua hệ thống Lũy Thầy hùng vĩ này vì khâm phục trước công lao tổ tiên đã giữ vững cõi Nam mà đã ban cho lũy này tên mới là “Định Bắc trường thành”) là hệ thống thành luỹ cổ được chúa Nguyễn xây từ năm 1631 là tuyến phòng thủ quan trọng trong cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn, Quảng Bình Quan hiện nay đã được phục chế lại.
Quảng Bình Quan (dân gian gọi là cổng Hạ) là công trình kiến trúc cổ. Do biến thiên của lịch sử và thời gian, Quảng Bình Quan đã bị hư hại nặng. Năm 1961 được phục chế, tu sửa gần như nguyên bản. Đến năm 1965 bị bom Mỹ đánh sập gần như hoàn toàn. Hiện nay, Quảng Bình Quan đã được phục chế lại gần như nguyên bản. Du khách ra Bắc vào Nam, ngang qua địa phận tỉnh Quảng Bình sẽ được chiêm ngưỡng Quảng Bình Quan, một di tích kiến trúc có giá trị lịch sử và nghệ thuật, đã đi vào văn thơ.
Thành cổ Đồng Hới
Thành Đồng Hới được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 16 (1812) bằng đất (Nguyễn Ánh chính thức vào thành Phú Xuân ngày 15 tháng 6 năm 1802 lên ngôi hoàng đế đặt niên hiệu là Gia Long). Thành được xây ngay trên mảnh đất xưa kia chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho xây bức luỹ Trấn Ninh (luỹ Đào Duy Từ 1631) và đồn Động Hải 1774. Tám năm sau khi Gia Long mất, Minh Mạng nối ngôi, ông đã nhờ một sĩ quan người Pháp thiết kế lại thành Đồng Hới và xây lại bằng gạch (1824) theo kiểu vô băng, thành luỹ quân sự, thành có kiến trúc đẹp, hình múi khế, 4 múi to, 4 múi nhỏ, 4 múi nhỏ theo hướng Tây Nam – Đông Bắc và Tây Bắc – Đông Nam. Chu vi thành 465 trượng (1.860m), cao 1 trượng (4m). Mặt thành rộng 1m35, móng thành dày 2m. Mặt chính của thành quay về hướng Tây. Thành có 3 cổng lớn Bắc – Nam – Đông, trên cổng có vọng canh 8 mái. Cổng thành xây uốn kiểu tam quan thông ra ngoài bằng chiếc cầu gạch cũng xây kiểu vòm cuốn xinh xắn.
Tượng đài Mẹ Suốt
Trong thời kỳ chiến tranh, Mẹ Suốt đã chèo đò đưa bộ đội qua sông và đồng thời cũng là đường dây thông tin liên lạc giữa Đồng Hới và Bảo Ninh. Ngày 11/10/1968 mẹ Suốt hy sinh. Năm 1980, để tưởng nhớ công lao Mẹ anh hùng của quê hương, Quảng Bình đã cho xây dựng bia đài Mẹ Suốt nằm giữa trung tâm của bến đò.
Khu vực Vườn Quốc Gia Phong Nha
Động Phong Nha
Trong tất cả các hang động thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Phong Nha là hang động thuận lợi nhất cho khách du lịch có thể đến tham quan. Sau 30 phút du thuyền trên sông Son, khách du lịch sẽ được đưa tới cửa động Phong Nha. Với chiều dài gần 8km, Phong Nha là một trong những động nước dài nhất thế giới, đây cũng là hang động có con sông ngầm duy nhất ở Việt Nam đang được khai thác du lịch.
Động Tiên Sơn
Động Tiên Sơn hay động Khô là một động đẹp nổi tiếng ở khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Cửa vào động Tiên Sơn nằm cách cửa động Phong Nha khoảng 1.000 m, ở độ cao so với mực nước biển khoảng 200 m. Động Tiên Sơn có chiều dài là 980 m. Từ cửa động đi vào khoảng 400 m có một vực sâu chừng 10 m, và sau đó là động đá ngầm tiếp tục dài gần 500 m, khá nguy hiểm nên du khách chưa được phép đến khu vực này mà chỉ tham quan tới khoảng cách 400 m từ tính từ cửa động. Động này được phát hiện năm 1935, ban đầu, cư dân địa phương gọi động này là động Tiên, do vẻ đẹp kỳ bí thần tiên của nó. Sau này động Tiên Sơn được gọi là động Khô, để phân biệt với động Phong Nha là động nước. Động Tiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động Phong Nha nhưng lại có nét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiến đá và cột đá khi được gõ vào vang vọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống. Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động Tiên Sơn được hình thành cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do kiến tạo địa chất khối núi này hoặc đã được nâng lên, hoặc đã bị hạ xuống khiến các khối đá đổ sụp ngăn chặn dòng chảy làm nên động Tiên Sơn ở phía trên. Còn phần có sông ngầm chảy qua tạo ra hang động Phong Nha. Dù động Phong Nha và động Tiên Sơn nằm liền kề nhau nhưng giữa hang động này lại không thông nhau.
Vườn thực vật (Botanic Garden)
Vườn thực vật là khu rừng tự nhiên có diện tích trên 40ha, được trồng bổ sung 130 loài cây rừng để tạo nên bộ sưu tập trên 500 loài cây rừng khác nhau.
Động Thiên Đường
Động Thiên Đường được phát hiện năm 2005 bởi Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh và xác định động này có tổng chiều dài là 31 km. Do vẻ đẹp của động, họ đã đặt tên động này là Thiên Đường. Thiên Đường được đánh giá là động lớn và dài hơn động Phong Nha. Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha. Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo. Phần lớn nền động là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm. Trong khi nhiệt độ mùa Hè ở bên ngoài là 36-37 °C thì nhiệt độ trong động Thiên Đường luôn ở 20-21 °C.
Sông Chày – Hang Tối
Khu du lịch sinh thái sông Chày – hang Tối được Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đưa vào khai thác từ năm 2011, dưới hình thức du lịch kết hợp du thuyền khám phá thiên nhiên sông nước và tham quan hang động kỳ bí, khiến du khách như lạc vào chốn hoang sơ giữa vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.
Bánh coóng phù (Bánh trôi)
Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Những viên coóng phù thường có màu trắng tinh, nhiều người trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa để tạo thêm màu sắc mới lạ, vị và mùi thơm khác nhau. Hoàn toàn không có chất tạo màu tạo mùi hóa học.
Bánh cuốn
Bánh cuốn không là món ăn xa lạ với người miền Bắc nhưng người dân Cao Bằng có cách ‘thưởng’ bánh rất riêng, độc đáo so với tất cả các vùng miền khác.
Để chế biến được những chiếc bánh cuốn dẻo thơm, người ta cần đồ nghề là một chiếc nồi gang to, một chiếc khuôn hình tròn vừa với miệng nồi làm bằng cật tre già, bọc vải trắng thật căng và một thanh tre gọt mỏng để lấy bánh ra khỏi khuôn.
Bánh cuốn ngon phụ thuộc vào chất lượng gạo. Gạo làm bánh là gạo tẻ được trồng ở Cao Bằng, trắng, hạt đều, dẻo thơm và dai. Gạo dẻo quá hay khô quá đều khó lòng làm nên thứ bột tráng bánh trắng mịn, thơm tho.
Khâu lựa gạo, ngâm gạo đều được người làm bánh chuẩn bị sẵn sàng từ trước nhưng thông thường để kịp buổi chợ sáng, các chủ quán thường dậy bắt đầu công việc chế biến từ 4-5 giờ sáng.
Gạo được ngâm, vo sạch rồi đem xay ướt; trước đây, phải xay bằng cối đá, xay tay nhưng hiện nay phần lớn là xay bằng máy. Bột nước xay xong phải sánh, dẻo, không được đặc quá và cũng không loãng đảm bảo bánh vừa dai và mềm. Bánh cuốn không tráng trước, chờ khi nào khách gọi, người chủ mới nhanh tay tráng bột, cuốn bánh nhưng các nguyên liệu như trứng gà, thịt băm thì có thể xào sẵn trước để thêm vào nhân bánh.
Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt nhất ở nước dùng. Không như người Hà Nội, Hà Nam chấm bánh vào nước mắm gia giảm chua ngọt, người Cao Bằng nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào. Cũng bởi lẽ đó nên nhiều người cũng gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh cuốn canh, để phân biệt với loại bánh cuốn chấm nước mắm của người miền xuôi. Nước canh ninh từ xương lợn từ tối hôm trước, nên khi chan ra bát là thấy rõ hương tủy xương thơm lựng, ngọt lịm. Mỗi bát nước dùng lại được thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành hoa mỡ màng mà mướt mát.
Ngon và hấp dẫn hơn cả là bánh cuốn trứng, khi bánh đang trên khuôn, người tráng đập quả trứng gà vào giữa khuôn bánh rồi đậy vung lại, bánh chín cuộn bọc lấy lòng đỏ trứng gà, vuông vắn trên khuôn, dùng muôi lấy vào bát cho khách. Khi ăn, thực khách cảm nhận vị ngọt xương hầm hòa quyện với hương vị hành, vị thơm của thịt phi hành, vị dai của bánh trong nước dùng. Nhiều du khách phương xa lần đầu tiên ăn bánh cuốn với canh cảm thấy thật lạ lẫm nhưng khi thưởng thức ai cũng khen ngon bởi vị đậm đà, tinh tế khác xa so với nơi khác.
Bánh áp chao
Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè. Bánh có vẻ bề ngoài khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường. Người Cao Bằng gọi đó là bánh áp chao, hay còn gọi là bánh vịt chao.
Nguyên liệu nào để làm nên bánh áp chao không quá cầu kì, chỉ bao gồm bột gạo nếp, bột gạo tẻ và nhân thịt vịt nhưng đó lại là một nét ẩm thực đặc trưng rất riêng của vùng Đông Bắc.
Vỏ bánh là hỗn hợp của gạo nếp, gạo tẻ và đỗ tương. Loại gạo được chọn là loại gạo mới thu hoạch, hạt mẩy, được trộn lẫn cùng nhau, ngâm kỹ trong khoảng nửa ngày cho gạo nở mềm mới đem xay thành bột. Người ta cũng chọn đỗ tương Quảng Uyên hạt vừa phải, lòng vàng trộn cùng bột gạo để tạo ra hỗn hợp bột đặc sánh, đảm bảo độ mềm dẻo và thơm ngon.
Hiện tại, nếu muốn đến Quảng Bình bằng máy bay các bạn có thể di chuyển từ 1 trong 3 thành phố là Hà Nội, Sài Gòn và Hải Phòng. Từ Hà Nội hàng ngày đều có các chuyến bay đến Đồng Hới của Vietnam Airlines và Vietjet. Từ Sài Gòn, các chuyến bay của Vietnam Airlines, Jetstar và Vietjet sẽ đưa các bạn tới Đồng Hới sau khoảng 1h30 phút bay. Từ Hải Phòng, duy nhất chỉ có hàng Jetstar với 3 chuyến bay 1 tuần giữa 2 chiều Hải Phòng – Đồng Hới (hiện đang tạm dừng khai thác từ tháng 10-2017)
Đường sắt
Giao thông đường sắt Quảng Bình có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh tổng cộng 174,5 km (dài nhất nước) với 19 ga trong đó có ga Đồng Hới là một trong 8 ga chính của cả nước và ga Đồng Lê có tàu Thống Nhất dừng đỗ đón trả khách.
Đường bộ
Quảng Bình là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm và nơi hẹp nhất của Việt Nam với khoảng cách chưa đến 50 km từ mép biển Đông đến biên giới Việt – Lào. Giao thông đường bộ có Quốc lộ 1A dài 122 km, Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông dài 200 km và nhánh Tây dài 197 km, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C, Quốc lộ 9B, Quốc lộ 15A. Hiện tại, để đi Quảng Bình bằng xe giường nằm các bạn có thể lựa chọn một số nhà xe có tuyến khai thác trực tiếp tới Đồng Hới, hoặc sử dụng những tuyến xe open bus chạy qua một số các địa điểm du lịch khác dọc miền Trung và dừng lại ở Quảng Bình.
Đi lại ở Quảng Bình
Thuê xe máy ở Quảng Bình
Phương tiện thoải mái nhất khi du lịch Quảng Bình có lẽ là xe máy, nếu các bạn không ngại cái nắng của miền Trung thì xe máy là phương tiện cơ động nhất để bạn có thể di chuyển quanh Đồng Hới, khám phá các địa điểm du lịch và các món ăn ở Đồng Hới. Với các địa điểm xa hơn như Suối Mọoc, Động Phong Nha… các bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng hoặc đặt mua tour ngắn ngày, việc đi xe máy tới các địa điểm xa như này có lẽ không phù hợp lắm.
Xe điện ở Đồng Hới
Ở Đồng Hới, hiện tại có dịch vụ xe điện đưa khách đi dạo quanh thành phố khá hay. Với mức giá khoảng 200-250k nếu đi ít người (2-3 người) xe điện sẽ đưa các bạn đi một vòng các điểm tham quan ở Đồng Hới như bãi biển Nhật Lệ, cầu Nhật Lệ, biển Bảo Ninh, Thành cổ Đồng Hới, Quảng Bình Quan, Tượng đài Mẹ Suốt. Ở các địa điểm này xe đi chậm hoặc dừng hẳn để các bạn có thể thoải mái chụp ảnh, với những bạn đi nhóm đông, gia đình có trẻ nhỏ thì loại phương tiện này khá hợp lý. Xe điện thường đỗ ở bên ngoài các khách sạn dọc đường Trương Pháp, hoặc nếu khách sạn bạn ở không có, bạn có thể xin số điện thoại từ bất cứ một xe điện nào đang chạy trên đường.
Thuê xe ô tô Đồng Hới – Phong Nha
Từ trung tâm Tp Đồng Hới đi Phong Nha khoảng hơn 40km, với những bạn không thể đi xe máy và xe buýt, nhất là gia đình có trẻ nhỏ và khá nhiều đồ đạc thì thuê một chuyến xe 4 chỗ đi từ Đồng Hới đến Phong Nha có lẽ sẽ là phương án tối ưu nhất. Gía thuê xe 4 chỗ Đồng Hới – Phong Nha có khá nhiều mức, đi taxi bấm đồng hồ khoảng hơn 500k, thuê xe riêng của các công ty du lịch vào khoảng từ 600-900k, nếu thoả thuận được mức giá với một lái xe taxi nào đó thì mức giá chỉ khoảng 400k cho 1 chiều.
Xe buýt ở Quảng Bình
Mạng lưới xe buýt ở Quảng Bình còn khá nhỏ với chỉ 3 tuyến đang hoạt động, tuy nhiên trong 3 tuyến này lại có một tuyến chạy thẳng từ Đồng Hới vào tới Phong Nha Kẻ Bàng nên với các bạn đi du lịch một mình và cần phương tiện đi lại giá rẻ, ngoài việc thuê xe máy còn có thể sử dụng tuyến xe buýt này để di chuyển vào trung tâm khu Phong Nha. Tuyến xe buýt ký hiệu B4, xuất phát từ Đồng Hới và dừng tại Phong Nha, chuyến đầu tiên khởi hành lúc 5h30, chuyến cuối cùng khởi hành lúc 17h30. Ở trong Tp Đồng Hới có thể bắt xe ở đường Trương Pháp, Nguyễn Du, cầu Nhật Lệ .
Taxi ở Quảng Bình
Đối với các gia đình có trẻ nhỏ, người già, hoặc không thể đi bằng xe máy thì phương tiện di chuyển khi đi lại trong Tp Đồng Hới và các địa điểm du lịch ở Quảng Bình có thể là taxi. Một số hãng taxi hiện đang hoạt động ở Quảng Bình
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển của du lịch Quảng Bình, cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh ngày càng được chú trọng đầu tư xây dựng, đặc biệt là hệ thống các khách sạn tư nhân, bên cạnh đó là một số homestay và farmstay (chủ yếu tập trung tại khu vực Phong Nha).
Khách sạn ở Quảng Bình
Hiện nay, Quảng Bình đã có khoảng gần 300 cơ sở lưu trú trong đó có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 22 khách sạn 2 sao và 28 khách sạn 1 sao. Cùng với đó là rất nhiều khách sạn không được xếp hạng nhưng vẫn luôn sẵn sàng để phục vụ du khách. Số lượng khách sạn này tập trung chủ yếu ở Tp Đồng Hới, nơi mà hầu hết du khách đều đặt chân đến đầu tiên khi tới Quảng Bình.
Nhà nghỉ ở Quảng Bình
Chiếm phần lớn trong số các cơ sở lưu trú ở Quảng Bình là những nhà nghỉ bình dân, nhà nghỉ giá rẻ trải rộng và rải rác trên khắp địa bàn tỉnh. Những nhà nghỉ này thường do các hộ gia đình đầu tư kinh doanh, quy mô có thể không lớn bằng một số khách sạn nhưng cũng có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản mà bất cứ du khách nào cũng cần.
Homestay ở Quảng Bình
Tại những khu vực du lịch phát triển như Phong Nha, thành phố Đồng Hới, các cơ sở homesstay đang phát triển nhanh chóng, thích ứng với nhu cầu của đối tượng khách lẻ, khách “ba lô”… Nếu các bạn muốn một chuyến du lịch giá rẻ, nhất là lại đi với số lượng ít người thì lựa chọn homestay là một trong những phương án phù hợp nhất.